Cách xử lý một số sự cố thường gặp khi lái xe ô tô trên đường
Dưới đây là một số trường hợp có thể xảy ra khi chúng ta lái xe ô tô trên đường như mất phanh, kẹt ga, tăng tốc đột ngột,… Nhưng điều quan trọng là khi xảy ra sự cố chúng ta phải giữ được bình tĩnh, không được để hoảng loạn, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn. Và sau đây là cách xử lý các trường hợp hay gặp nhất:
Mục lục
1. Mất phanh
Đây là sự cố được xếp loại mức nguy hiểm hàng đầu, khi xe bị mất kiểm soát khiến cho tâm lý người lái xe hoảng loạn, gây ra những vụ tai nạn. Do đó,với tình huống này bạn cần:
- Giữ bình tĩnh hết mức có thể
- Đạp chân phanh liên tục để lấy cơ may nó hoạt động trở lại.
- Sử dụng phanh tay nhịp nhàng
- Áp dụng kỹ thuật dồn số để có thể hãm xe lại.
Nếu xe của bạn vẫn lao với tốc độ quá nhanh và tình huống xấu nhất buộc phải đâm vào vật cản thì bạn hãy bình tĩnh chọn những vật cản mềm như bùn, bụi cây, đống cát. Còn nếu bắt buộc phải đâm vào vách đá thì hãy cố gắng cho diện tích tiếp xúc nhỏ nhất có thể nhé.
2. Kẹt ga
Khi gặp sự cố kẹt ga bạn phải:
- Dừng xe nhưng phải cẩn thận để không bị xe ở phía sau đâm vào mình.
- Lập tức đưa chân ra khỏi pedal để nhận định tình hình
- Chuyển cần số về mo (N) ngay lập tức hoặc đạp chân côn để tách liên kết.
Nếu không thể đưa về cần số N thì phải tắt động cơ. Với những xe khởi động bằng nút bấm, không cần chìa khóa thì cách duy nhất là trả về số N.
3. Tăng tốc đột ngột
Sự cố này giống như kẹt ga, nhưng nguyên nhân là do người lái xe hoảng loạn khi gặp bất ngờ trên đường và đạp chân ga thay vì chân phanh, nhất là với những người sử dụng số tự động. Để khắc phục bạn nên cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.
4. Vô lăng khó điều khiển
Khi đang chạy nếu thấy vô lăng khó điều khiển, bạn cần xi nhan, đỗ xe vào lề đường để kiểm tra dây đai của bơm dầu trợ lực tay lái có bị hỏng, đứt hay không.
Nếu như vô lăng không thể điều khiển, hãy giữ bình tĩnh, bật cảnh báo nguy hiểm, giảm số, giảm ga bấm còi, ra hiệu bằng tay… và phanh lại.
5. Xe bị chết máy
Nếu xe chết máy khi đang chạy, bạn hãy cài số 2, xe sẽ giật một vài lần và có thể sẽ lại nổ máy. Đặc biệt là nên để ý đến chân ga để tránh chết máy một lần nữa.
Nếu được xe khác làm nổ máy bằng dây kéo, khi động cơ nổ, xe sẽ giật mạnh hơn hẳn. Để tránh gây bất ngờ cho các xe khác, khi kéo xe nên bật đèn báo sự cố.
Nếu xe chết máy và khựng lại, bạn có thể di chuyển ngắn nhờ ắc-quy nếu như không muốn đẩy xe. Cách xử lý:
- Cài số 1
- Thả tất cả các chân ga, côn, phanh
- Xoay công tắc khởi động.
Xe sẽ chạy nếu tiếp tục giữ chìa khoá ở vị trí đó. Tất nhiên, không nên lạm dụng cách này, nhưng trong trường hợp cần thiết có thể di chuyển xe vào vỉa hè hoặc ra khỏi vũng nước sâu.
6. Nhiệt độ xe quá cao
Đây là sự cố thường gặp khi lái xe vào mùa hè, có thể do hỏng hệ thống làm mát khiến nhiệt độ trong xe quá cao, đèn báo lỗi nhiệt sáng liên tục.
Ở tình huống này bạn cần:
- Dừng xe lại và kiểm tra
- Để xe dừng khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Nếu động cơ làm mát vẫn không hoạt động lại được, bạn hãy gọi sự giúp đỡ để tránh việc cháy nổ hay hỏng động cơ xảy ra.
7. Xe có mùi lạ, bốc khói
Khi đang lái xe mà bạn phát hiện trong xe có mùi lạ và hiện tượng bốc khói trên nắp cabin, bạn nên dừng lại và kiểm tra.
Sự cố này khá nguy hiểm,nguyên nhân có thể là do dầu, hoặc nước làm mát bị chảy ra ngoài động cơ,nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến cho xe bị cháy nổ.Nếu do dầu hoặc nước làm mát rò rỉ thì nên gọi cứu hộ giao thông. Ráng đi cố đến gara để hạn chế tình huống xấu xảy ra.
8. Nổ lốp
Sự cố này rất hay thường gặp, làm cho xe mất cân bằng kéo theo những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Việc nổ lốp sẽ tạo ra một tiếng nổ lớn, khiến cho người lái mất bình tĩnh, rất dễ gây ra tai nạn. Để tránh những rủi ro bạn cần:
- Đạp lút chân ga trong khoảng vài giây để cho xe khỏi chuyển hướng.
- Nhả chân ga từ từ để duy trì tốc độ xe (nên tránh xa chân phanh và phải giữ cho xe đi đúng làn đường)
- Đánh lái vào lề đường để chờ xe cứu hộ.
9. Vỡ hoa lốp
Đây là lỗi kỹ thuật rất nghiêm trọng,sự cố xảy ra khi hoa lớp và dây thép phía trong rời ra một phần hoặc bung ra, khiến xe rung lắc mạnh và mất thăng bằng.Trong trường hợp này, bạn hãy nhấn ga từ từ và lái thẳng về nơi an toàn để kiểm tra, sửa chữa.
10. Vỡ kính
Khi không may bị vật cản va vào kính xe gây vỡ:
- Nếu nhẹ bạn có thể sử dụng băng keo để cố định tạm thời.
- Nếu vỡ hoàn toàn bạn nên giảm tốc độ xe, bật đèn ưu tiên và nhớ hạ nốt các kính còn lại xuống để cân bằng áp suất trong xe.
11. Trượt nước
Khi chạy trên những con đường bị ướt, nếu bạn sẽ cảm thấy đầu xe trở nên nhẹ hơn và xe bắt đầu chệch ra khỏi làn đường thì lúc đó lốp xe đang ở phía trên mặt nước thay vì đẩy nước sang hai bên. Ở tình huống đó,bạn hãy thả chân ga ra và cố gắng giữ cho xe chạy thẳng cho đến khi bạn lấy lại được kiểm soát, đặc biệt không được nhấn phanh hay đánh lái, bởi vì làm như vậy sẽ khiến xe bị trượt dài.
12. Chạy lệch khỏi đường
Thường xe chạy lệch khi tránh xe đối diện ở đường nhỏ hoặc vào cua, khi đó bạn cần:
- Từ từ giảm ga, không sử dụng phanh.
- Đánh lái một góc nhỏ để từ từ đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng bởi bề mặt bên ngoài có thể không đáp ứng được độ xoay của bánh xe, dẫn tới tai nạn.
13. Dừng xe bất ngờ, không có ABS
Việc dừng xe bất ngờ khi xe đang chạy trên đường mà xe không được trang bị hệ thống phanh ABS là điều vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Để kiểm soát tốt tình huống này bạn làm như sau: Duy trì đạp mạnh chân phanh nhưng không đạp chết. Lúc này tài xế phải trở thành một hệ thống ABS, sao cho bánh xe dừng mà không bị trượt. Phanh nhả liên tiếp là cách tốt nhất để làm xe dừng mà không bị văng đuôi.
Hãy đến với Phi Long Auto & hệ thống Lốp Xe Phi Long để trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, Chương trình khuyến mãi tốt nhất và hơn hết là dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất !